Kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai được phát minh lần đầu tiên ở Vịnh Ago của Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19 và lan rộng khắp thế giới.
Ngày nay, hàng chục trang trại ngọc trai nhìn từ trên xuống giống như một loạt bè trôi nổi giữa chuỗi đảo nhỏ.

Trong vịnh Ago đẹp như tranh vẽ, một cặp vợ chồng ngồi trong một túp lều nhỏ nhặt hàu từ lưới, làm sạch chúng cẩn thận từng cái một trước khi đặt chúng nhẹ nhàng xuống nước. Trong vài tháng nữa, những con hàu này sẽ tạo ra viên ngọc trai trắng lấp lánh.
Khởi đầu của một thương hiệu danh tiếng
Năm 1893, một người dân địa phương ở Vịnh Ago tên là Kokichi Mikimoto đã lo lắng những viên ngọc trai trong vùng biển này bị tuyệt chủng.
Ông bắt đầu đưa nhân vào trong con hàu để tái tạo quá trình tự nhiên hình thành ngọc trai. Khi một hạt cát lọt vào bên trong, con hàu tiết ra hàng ngàn lớp xà cừ bọc lại để bảo vệ cơ thể, tạo ra viên ngọc trai.
Sau một vài thất bại, cuối cùng đã có một viên ngọc hình bán cầu bám vào con hàu vào tháng 7/1893.
Một thập kỷ sau đó, Ông đã tinh chỉnh phương pháp của mình để tạo ra một viên ngọc tròn hoàn hảo. Ngay lập tức kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai được cấp bằng sáng chế.
Cùng thời gian đó, hai người Nhật Bản khác, Tatsuhei Mise và Tokichi Nishikawa, đã xin cấp bằng sáng chế.
Ông chính là nhà sáng lập thương hiệu trang sức ngọc trai danh tiếng nhất thế giới Mikimoto Pearl ngày nay, nổi tiếng với dòng ngọc trai biển màu trắng cổ điển Akoya Pearls.
Mikimoto đã xây dựng một đế chế toàn cầu với các cửa hàng ở New York, Paris và London. Kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai Mikimoto cũng đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Nhật Bản trên khắp thế giới.
Embed from Getty ImagesTrang trại nuôi cấy ngọc trai
Gia đình Sakaguchi đã chế tác những viên ngọc trai có giá trị này có đường kính từ 3 đến 10 mm trong ba thế hệ. Kasuhiro, 73 tuổi và Misayo, 68 tuổi, hiện có con gái Ruriko hỗ trợ.
Ruriko, 43 tuổi đầy nghị lực, đeo một chiếc tạp dề và khăn trùm đầu, cho biết:“Công việc của chúng tôi là chăm sóc những con hàu trong ba đến bốn năm. Từ thu hoạch hàu non, cấy mảnh ghép, đến khi lấy ngọc trai” .
Toàn bộ hoạt động tinh tế dựa trên việc cấy một hạt nhân – một quả bóng nhỏ, tròn được làm từ vỏ sò – và ghép một mảnh mô lấy từ một con hàu khác.
Trong vài tháng, con hàu phản ứng với các nhân được cấy ghép bằng cách tiết ra hàng ngàn lớp xà cừ, tạo thành viên ngọc trai.
Những viên ngọc trai được thu hoạch vào tháng 12, khi nước ở khoảng 15 độ. Nếu dưới độ này, ngọc trai sẽ thiếu độ cứng. Trên nhiệt độ đó, ngọc trai sẽ thiếu độ chiếu.
Trong số 100.000 con hàu được thu hoạch hàng năm, một nửa chết ngay sau khi thu hoạch.
Đại đa số ngọc trai thu hoạch chất lượng thấp, không sử dụng được. Chỉ có khoảng 5% số hàu thu hoạch có những viên ngọc trai đủ chất lượng cung cấp cho những cửa hàng kim hoàn xa xỉ ở Tokyo.
Embed from Getty ImagesSakaguchis may mắn khi Ruriko đảm nhận công việc kinh doanh của gia đình.
Giống như nhiều nghề thủ công truyền thống khác của Nhật Bản bị ảnh hưởng bởi dân số già và làn sóng di cư từ nông thôn ra các thành phố.
Số lượng người nuôi cấy ngọc trai đã giảm từ 3.760 trong thập niên 1960 xuống chỉ còn 680 vào năm 2013, theo dữ liệu gần đây nhất của Cơ quan Thủy sản.
Nhưng bất chấp điều này, Nhật Bản vẫn chiếm lĩnh thị trường toàn cầu, chiếm khoảng 30% về giá trị – có được bởi sự tập trung vào ngọc trai chất lượng hàng đầu.
Họ đã cung cấp khoảng 20 tấn ngọc trai nuôi mỗi năm trong vòng 10 năm qua, mang lại khoảng 16,6 tỷ Yên, và đang đặt mục tiêu đạt 20 tỷ Yên vào năm 2027.
Những ngày đầu của những năm cuối thập niên 1980, Nhật Bản đã từng cung cấp khoảng 70 tấn ngọc trai nuôi, với giá trị 88 tỷ Yên.
Embed from Getty ImagesĐiều khác biệt giữa ngọc trai nuôi cấy Nhật Bản so với ở Tahiti, Indonesia, Myanmar, Philippines hay Úc
Yuichi Nakamura, phó chủ tịch hội đồng xúc tiến Mie Pearl cho biết, bên cạnh nắm bí quyết công nghệ nuôi cấy trong nhiều thế kỷ, Nhật Bản được giúp đỡ bởi khí hậu.
Ông Nak Nakamura nói:“Chìa khóa là mùa đông ở Nhật Bản. Nó mang lại cho những viên ngọc trai sự chiếu sáng tốt hơn và khiến chúng khác biệt với phần còn lại của thế giới”.
Các đối thủ đến từ Trung Quốc tại một thời điểm có vẻ đe dọa sự thống trị của Nhật Bản. Nhưng họ chỉ tập trung vào số lượng; trong khi Nhật Bản tập trung vào chất lượng để duy trì cuộc cạnh tranh.
Đẳng cấp đó thể hiện tại các cửa hàng sang trọng của Mikimoto ở Tokyo, nơi viên ngọc trai có giá lên tới hàng triệu yên.
Ông Hiroshi Yoshida chủ của Mikimoto nói:“Đối với người Nhật, ngọc trai là một vật gia truyền. Chúng tôi tặng cho phụ nữ sắp kết hôn như dây chuyền, khuyên tai hoặc nhẫn.”
Sau đó, họ đeo chúng trong những dịp trọng đại cho đến hết đời.
Nhưng có lẽ một dấu hiệu cho thấy sự thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu: Hơn một nửa số khách hàng của Mikimoto là người Trung Quốc.
Nguồn: Anne Beade, Japan Times