Công nghệ nuôi cấy ngọc trai của Mikimoto tại hồ Biwa đã xây dựng nên ngành công nghiệp Ngọc trai nước ngọt Nhật Bản – Japanese Freshwater Pearls – đứng đầu thế giới trước đây. Những viên ngọc trai Biwako có độ sáng bóng vốn nổi tiếng.
Ngọc trai tự nhiên tạo ra do những điều kiện tình cờ khi có một vật lạ nhỏ bên ngoài (hạt cát) chui vào bên trong con sò, trai và nằm luôn trong đó. Bị kích thích bởi vật lạ này, con trai tạo ra một lớp xà cừ bao bọc lấy hạt cát xâm nhập đó. Quá trình này lặp đi lặp lại nhiều năm và tạo ra viên ngọc.
Cho đến cuối thế kỷ 19, doanh nhân Kokichi Mikimoto phát minh ra một phương pháp nuôi cấy lấy ngọc. Nhân của hạt ngọc nuôi được tạo ra bởi con người và viên ngọc có hình dáng của nhân mà người ta cấy vào. Sau khi viên hạt được người ta cấy vào, con trai, sò sẽ tạo ra một vài lớp xà cừ (mother-of-pearl) trên bề mặt viên hạt này, dần hình thành viên ngọc trai.
Sau khi nhận được bằng sáng chế vào năm 1916, Mikimoto cuối cùng đã nuôi cấy 1 viên ngọc trai biển từ con hàu Akoya nhỏ bé có nguồn gốc từ Nhật Bản. Ngọc trai biển Akoya Pearl vẫn được đánh giá cao ngày nay.
Mikimoto đã áp dụng thành công nghệ nuôi cấy ngọc trai trên những con hàu South Sea lớn, tạo ra những viên ngọc màu đen và trắng đặc biệt.
Ngọc trai nước ngọt tại hồ Biwa
Hồ Biwa, hay Biwako theo tiếng Nhật, là hồ nước ngọt lớn nhất của đất nước và chiếm 1/6 diện tích của Tỉnh Shiga. Nằm ở khu vực trung tâm của đảo Honshu, Hồ Biwa là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong suốt lịch sử Nhật Bản, cung cấp nước cho các thành phố lân cận Kyoto, Hyogo và Osaka ở vùng Kansai.
Hồ là nơi sinh sống của hơn 1.000 loại thực vật và động vật khác nhau, bao gồm cả động vật thân mềm lý tưởng để sản xuất ngọc trai. Đây là nơi cư ngụ của loài trai trong suốt 2 triệu năm, là nguồn cung cấp ngọc trai tự nhiên hoang dã.
Biwako Freshwater Pearl có lịch sử lâu đời và được nhắc đến trong ‘Manyoshu’ – tuyển tập thơ waka lâu đời nhất của Nhật Bản, có niên đại từ năm 600-759 sau Công nguyên.
Trang trại Ngọc trai nuôi nước ngọt tại Hồ Biwa
Năm 1917, tỉnh Shiga đã mời Mikimoto và các cộng sự phát triển công nghệ nuôi cấy ngọc tại hồ Biwa. Sau nhiều lần thất bại với con trai mang từ nơi khác đến. Đến năm 1924, họ đã thành công bằng cách sử dụng ngọc trai của hồ Biwa, có thể tạo ra 20 viên ngọc trong cùng 1 con trai.
Thành quả này đã đưa Hồ Biwa đóng vai trò quan trọng cho ngành công nghệ nuôi cấy ngọc trai nước ngọt – Freshwater Pearls – cho thị trường Nhật Bản và bước ra thị trường thế giới.
Ngọc trai nuôi nước ngọt Biwa (Freshwater Pearls) dạng tròn không nhiều như ngọc trai nuôi biển. Nhưng lại có nhiều màu sắc và hình dạng khác nhau. Vào cuối những năm 1930, Biwa đã khởi lập một ngành công nghiệp ngọc trai thành công dọc theo bờ hồ phía nam.
Việc sản xuất hàng loạt khiến ngọc trai nước ngọt từ khu vực này có giá phải chăng; cùng lúc với ngành ngọc trai nước mặn đang đi vào suy thoái nghiêm trọng. Trong nhiều năm, từ ‘Biwa’ chỉ đơn giản có nghĩa là ‘ngọc trai nước ngọt’ đối với người dân Nhật Bản.
Trong những thập kỷ sau Thế chiến II, ngọc trai Biwa thống trị thị trường toàn cầu. Vào thời điểm đó, nhiều người dân Nhật Bản biết rất ít về ngọc trai nuôi nước ngọt ở đây. Vì cho đến thời gian gần đây, phần lớn những viên ngọc trai Biwa tốt nhất được xuất khẩu ra nước ngoài, trở thành mặt hàng xa xỉ cao cấp thế giới.
Được thành lập vào năm 1966, Jinbo Pearls là một công ty chuyên về ngọc trai có trụ sở tại bờ hồ Biwa, Otsu tỉnh Shiga. Công ty đã phân phối ngọc trai cho các cửa hàng trang sức ở châu Âu và Bắc Mỹ, tạo việc làm cho vô số người nuôi cấy ngọc trai trên hồ.
Sản lượng ngọc trai hồ Biwa đạt đỉnh vào đầu những năm 1970 (chỉ hơn 6.000 kg mỗi năm). Trong khi giá trị hàng năm của ngọc trai xuất khẩu đạt đỉnh một thập kỷ sau đó vào khoảng 40 tỷ Yên.
Ngọc trai nuôi nước ngọt Hồ Biwa đối diện với thách thức
Tuy nhiên, vào cuối những năm 1980, ngành công nghiệp ngọc trai Biwa đã sụp đổ vì 2 nguyên nhân:
Một là, sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ từ Trung Quốc. Kỹ thuật nuôi cấy ngọc trai được chuyển giao và phát triển tại Trung Quốc là một phần của chương trình trao đổi văn hóa giữa hai nước Nhật – Trung.
Seki Shinsuke, kỹ sư thuỷ sản tại Shiga:“Nhật Bản có chương trình trao đổi với Trung Quốc vào thời điểm đó. Chúng tôi đã dạy họ kỹ thuật và có lẽ không lường được về hậu quả. Trên thực tế, chúng tôi thậm chí đã gửi các chuyên gia đến Trung Quốc để giúp đỡ họ.”
Kết quả, ngành công nghiệp ngọc trai nước ngọt Trung Quốc phát triển mạnh mẽ. Ban đầu, ngọc trai nước ngọt Trung Quốc kém hơn về chất lượng, có được biệt danh là “Rice Krispies” vì chất lượng không đồng đều.
Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, kỹ thuật của người nuôi cấy ngọc Trung Quốc đã được cải tiến. Ngọc trai nước ngọt tốt nhất Trung Quốc hiện đang cạnh tranh trực tiếp với các đối tác tại Hồ Biwa.
Hai là, vấn đề môi trường tại Hồ Biwa. Trai tạo ngọc cần nguồn nước sạch, mát, giàu hàm lượng khoáng chất. Tuy nhiên, vô số các chất gây ô nhiễm nguồn nước từ các trang trại, ngành công nghiệp và hộ gia đình xung quanh đổ về đã ảnh hưởng đến chất lượng nước.
Nhiệt độ nước trung bình cao hơn do biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng đến hệ sinh thái hồ.
Vấn đề thương hiệu ngọc trai Biwa
Ngọc trai Biwa phải đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Nhiều người cố tình đánh đồng tất cả ngọc trai nước ngọt là được nuôi cấy tại Shiga. Một số trang trại ngọc ở Trung Quốc đã tận dụng lợi thế này, bán hàng chất lượng kém hơn ngọc trai Biwa.
Kumiko Okazaki, người phụ trách “Pearl Museum” ở Kobe, cho biết, nếu một viên ngọc trai Trung Quốc cũ bị rung lên trên một mảnh giấy tối, dư lượng bột rơi ra rất đáng chú ý. Ngày nay, phần lớn người mua đã có thể phân biệt ngọc trai Biwa với các loại ngọc trai nước ngọt khác.
Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ – The U.S. Federal Trade Commission – đã ra phán quyết rằng, hành động cố tình gây nhầm lẫn thương hiệu ngọc trai Biwa với tất cả các ngọc trai nuôi nước ngọt khác là một hành vi thương mại không công bằng.
Để khắc phục điều này, thành phố Moriyama đã thực hiện chứng nhận cho ngọc trai được nuôi cấy tại hồ Biwa. Đổi lại, những người bán ngọc trai Moriyama đóng góp một tỷ lệ doanh thu của họ cho hiệp hội địa phương.
Trung Quốc đã trở thành một quốc gia nuôi cấy ngọc trai thương mại hàng đầu thế giới, vượt qua Nhật Bản. Ngay từ thế kỷ 13, trang trại ở Trung Quốc đã cấy nhân vào trai – cockscomb mussels (Cristaria plicata) – để tạo ngọc.
Ngày nay, Trung Quốc sản xuất ngọc trai nước ngọt tại nhiều địa điểm dọc theo sông Dương Tử. Khoảng 10 năm trước, họ đã chuyển nuôi cấy trên trai vỏ tam giác, chất lượng tốt hơn đáng kể.
Một khu vực nuôi ngọc trai đáng chú ý khác là hồ Kasumigaura ở tỉnh Ibaraki. Đầu những năm 1980, nhiều nông dân nuôi trai lấy ngọc tại hồ Biwa đã chuyển đến hồ Kasumigaura để thành lập một ngành công nghiệp ngọc trai nước ngọt mới ở đó.
Những người tiên phong lai thành công trai vỏ tam giác – crossbred triangle shell mussels (Hyriopsis cumingii) – từ hồ này với trai Biwa.
Hậu quả không lường trước của việc lai tạo này là sự tuyệt chủng của trai lấy ngọc thuần khiết ở hồ Biwa.
Những con trai lấy ngọc thuần khiết duy nhất hiện đang tồn tại ở Nhật Bản có thể được tìm thấy ở Hồ Anenuma, Aomori. Số trai này là tất cả những gì còn lại sau những nỗ lực thất bại để tạo ra một ngành công nghiệp nuôi ngọc trai nước ngọt Nhật Bản ở miền Bắc.
Bơm tiền mặt
Tỉnh Shiga đã vô tình góp phần vào sự suy giảm của ngành công nghiệp ngọc trai nước ngọt khi kiểm soát lũ. Họ đã xây dựng một con đường cao hơn và một kênh thoát nước trên sông Yasu ở phía nam hồ Biwa.
Để bù đắp cho người dân địa phương khi sinh kế bị phá vỡ, chính quyền tỉnh đã trả gần 2 nghìn tỷ yên cho các ngành công nghiệp khác nhau. Một phần trăm trong số đó được dành cho việc phát triển trang trại ngọc trai mới.
Năm 2001, một phần của khoản thanh toán đã được đầu tư vào việc khôi phục các thiết bị như: Lồng nuôi con trai kim loại, máy đào nạo vét đáy hồ. Thiết bị chuyên dụng để treo trai trong đáy hồ trong ba năm; vì chúng cần 1 mét nước bên trên và bên dưới để tạo ngọc.
Sueharu Hane, đến từ tỉnh Mie, là một trong những người nhận tiền mặt của tỉnh. Anh chuyển đến tỉnh Shiga để gia nhập vào ngành công nghiệp ngọc trai non trẻ. Anh đã bắt đầu làm việc tại các trang trại ngọc trai ở giữa thời kỳ bùng nổ ngọc trai Mikimoto.
“Tôi đã nhờ người dạy tôi kỹ thuật nuôi cấy nhưng chúng tôi lại là đối thủ cạnh tranh việc làm tại thời điểm đó. Sau cùng cũng có một số người tốt bụng đã giúp tôi.”
Ông và gia đình đã phát triển mạnh trang trại nuôi ngọc trai trong một vài thập kỷ. Tuy nhiên, khi thị trường sụp đổ, ông ấy đã phải chấp nhận làm công ăn lương. Đó là một lối sống không phù hợp với anh ấy.
Hiện nay đã 85 tuổi, Ông nói:”Tôi vẫn thích cuộc sống ngoài trời. Tôi có thể tiếp tục làm công việc này miễn là tôi còn có thể làm được”.
5 trang trại ngọc trai hiện đang hoạt động ở cuối phía nam của hồ Biwa.
Masakazu Saiki, người đã tiếp quản trang trại ngọc trai năm 2016 từ cha ở Omihachiman, tỉnh Shiga, cho biết:”Con trai phát triển trong mối quan hệ cộng sinh với một số loài nước ngọt như cá da trơn. Trong giai đoạn ấu trùng của chúng, con trai là loài ký sinh, bám vào mang cá bằng móc hoặc mút trong giai đoạn đầu của vòng đời.”
Tuy nhiên, vào năm 2016, các loài tảo nở hoa đã bao phủ các khu vực rộng lớn trên bề mặt hồ Biwa. Cá và con trai đã phải vật lộn để sinh tồn.
Phải mất 1 hoặc 2 năm để nuôi trai trước khi chúng có thể được cấy nhân. Tuy nhiên, bây giờ, dưới 1% con trai có thể phát triển đến tuổi trưởng thành này. Người nuôi cấy ngọc trai hiện đang làm việc với các nhà nghiên cứu để tìm ra cách tốt hơn để nuôi trai.
Saiki cho biết:“Rất khó sống. Chúng tôi phải tìm ra cách để nhiều con trai sống sót hơn đến tuổi trưởng thành.”
Các nhóm nghiên cứu tại “Institute for Humanity & Nature” tại Kyoto và Đại học Shiga đã cùng nhau tiến hành nghiên cứu hệ sinh thái đầm phá ở Kusatsu, nơi khai sinh của nghề nuôi ngọc trai nước ngọt.
Nhà nghiên cứu Tohru Ikeya mô tả cách ông làm việc cùng với người dân địa phương để thảo luận về việc phục hồi đầm phá. Một dự án cải tạo dài hạn của tỉnh Shiga vừa được hoàn thành để tiếp tục sử dụng những đầm phá đó.
Warsaw Ikeya nói:“Các hồ nước rất quan trọng vì có đủ chất dinh dưỡng để nuôi cấy hiệu quả. Nước lặng và có những cơn sóng nhẹ nhàng.”
Khi các cơ sở xử lý nước thải đã được lắp đặt ở thượng nguồn, có thể kiểm soát dòng chảy ổn định vào đầm phá. Người dân địa phương đã bắt đầu thấy một số phần phục hồi.
Cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra. Sự gia tăng nhiệt độ đang làm thay đổi sự cân bằng của hồ. Mùa hè năm ngoái, nhiệt độ của hồ nước Nước lên tới 30 độ C – cao kỷ lục.
Ông Isao, Cha của Saiki, cho biết thêm:”Ngày nay, vỏ sò mỏng hơn và yếu hơn so với trước. Ngọc trai trước đây có chất lượng tốt hơn vì khỏe mạnh hơn.”
Tranh cãi về đạo đức
Trong khi các nhà nghiên cứu và người nuôi cấy ngọc trai đang đấu tranh để cứu ngành công nghiệp ngọc trai. Một số người không muốn gì hơn là nhìn thấy sự sụp đổ của nó.
Jason Baker, phó chủ tịch cấp cao của các chiến dịch quốc tế về “People for the Ethical Treatment of Animals” tin rằng nuôi ngọc trai là phi đạo đức và bóc lột.
Baker nhấn mạnh những thiệt hại về môi trường do những người thích vẻ đẹp của ngọc trai. Nuôi trồng thủy sản đã góp phần phá hủy ngọc trai tự nhiên.
Anh ta nói có những đồ trang sức khác mà không làm hại động vật hay hành tinh.
Syuhei Ban, giáo sư sinh thái học sinh vật phù du tại Đại học Shiga, giải thích rằng nuôi cấy ngọc trai là một quá trình tự nhiên. Hơn nữa, con trai chết ngay khi vỏ được mở ra. Do đó, nó không phải chịu đựng đau đớn trong quá trình thu hoạch ngọc trai.
Ông Ikeya cho biết:“Những người dân địa phương ở Kusatsu tổ chức một buổi lễ tưởng niệm cho những con trai bị giết. Và họ dạy trẻ tôn trọng những sinh vật sống ở trường tiểu học.”
Trong khi thu hoạch ngọc trai không làm cho động vật thân mềm chết. Phần mô ăn được không bị lãng phí. Dù không phải là món ăn được tìm kiếm nhiều, nhưng ít nhất Saiki bán những phần ăn được cho một nhà hàng tên Yamajin ở thành phố Omihachiman, tỉnh Shiga.
Các vấn đề đạo đức và môi trường liên quan đang đặt nhiều nguy hiểm cho các nông dân và nhà hàng ở đây.
Trong một báo cáo “National Geographic” có tiêu đề:”Một ngày tận thế của con trai nước ngọt đang đến” phát hành vào tháng 12/2019, Carie Arnold cho thấy giá trị to lớn của con trai nước ngọt trong việc giữ cho hệ sinh thái khỏe mạnh.
Tuy nhiên, số lượng đáng kinh ngạc của con trai nước ngọt đang chết dần (ở Hoa Kỳ và Châu Âu). Nhiều người đã trở nên nguy cấp gần như chỉ sau một đêm.
Ông Ikeya nói một nghiên cứu năm 2016 cho thấy con trai hoang dã Hồ Biwa đang bị đe dọa nghiêm trọng. Trong khi con trai được nuôi trong trang trại đang phải vật lộn để sinh sản.
Bởi một loạt các vấn đề môi trường, các trang trại ngọc trai nước ngọt còn lại của Nhật Bản nằm ở ngã tư đường. Nếu nông dân cuối cùng từ bỏ, tất cả ngọc trai Hồ Biwa trong tương lai sẽ một lần nữa sẽ được tạo ra bởi những con trai hoang dã.
Nguồn:
- Muddy waters: The battle to save Japan’s ailing freshwater pearl industry, Japan Times
- Backstory of Biwako Pearls, Japan House London