24.59ct Sri Lankan Pink Sapphire

Sri Lanka: Đảo Đá quý Ceylon

Sự giàu có về đá quý của Sri Lanka đã trở thành huyền thoại hàng Thế kỷ. Vô số loại đá quý ẩn dấu trên hòn đảo châu báu Ceylon như: Blue Sapphire, Yellow Sapphire, Pink Sapphire, Ruby, Cat’s-eye Chrysoberyl, Spinel, Garnet, Beryl, Tourmaline, Topaz, Zircon, Moonstone, Quartz và nhiều loại đá quý khác. 

Việc sử dụng đá quý ở Sri Lanka có niên đại ít nhất 2.000 năm. Hòn đảo đầy đá quý được gọi bằng tiếng Phạn là Ratna Dweepa, có nghĩa “Island of Jewels”. Các thương nhân Ả Rập ban đầu gọi nó là Serendib. Cho đến năm 1972, được gọi là Ceylon.

Sri Lanka treasure island
Sri Lanka treasure island. GIA

Giới thiệu về Sri Lanka

Hòn đảo Sri Lanka đã được thiên nhiên ưu đãi với một số mỏ đá quý phong phú nhất trên hành tinh. Trước đây đã có một số siêu lục địa trong lịch sử sơ khai của Trái đất. Các chu kỳ lắp ráp và tan vỡ của các siêu lục địa này là động cơ hình thành hầu hết các mỏ đá quý trên thế giới, cũng như ở Sri Lanka.

Siêu lục địa Rodinia được hình thành cách đây 900 triệu năm và bắt đầu tan rã khoảng 150 triệu năm sau đó. Một số mảnh vỡ của nó tập hợp lại để tạo thành Gondwanaland, sau này trở thành một phần của siêu lục địa Pangea. Nam Mỹ, Châu Phi, Madagascar, Ấn Độ, Sri Lanka, Nam Cực và Úc đã từng được kết nối tại Gondwanaland.

Điều đó giải thích vì sao Sri Lanka là một trong những nguồn đá quý nổi tiếng nhất trong lịch sử. Hòn đảo cung cấp cho những người yêu thích rất nhiều loại đá quý trong nhiều Thế kỷ. 

Năm 334 trước Công nguyên, Nearchus đã đề cập đến một hòn đảo (Sri Lanka) không xa từ Ba Tư có những viên ngọc trong tuyệt đẹp.

Mãi sau này, vào đầu thế kỷ 16, Các thủy thủ Bồ Đào Nha đã khám phá ra hòn đảo và quay trở lại Châu Âu với một số loại đá quý. Vài trăm năm sau, các thủy thủ Hà Lan cũng làm như vậy.

Sri Lanka nổi tiếng với những viên Sapphire đủ màu sắc và kích thước lớn, chất lượng đẹp. Những viên đá quý hiếm này nằm trong bộ sưu tập của các viện bảo tàng và bộ sưu tập trang sức của các Hoàng Gia trên Thế giới.

Các thương nhân – từ người La Mã cổ đại, thủy thủ Ả Rập, các cường quốc thuộc địa châu Âu, cho đến tầng lớp giàu có mới nổi ở Trung Quốc – luôn thèm muốn những viên đá quý từ Sri Lanka.

Sri Lanka là một hòn đảo lớn ở Ấn Độ Dương, ngay ngoài khơi cực nam của Ấn Độ. Nó có diện tích 65.610 KM², với 1.340 km bờ biển. Ở phía tây nam, nơi diễn ra phần lớn hoạt động khai thác đá quý, gió mùa kéo dài từ tháng 6 đến tháng 10. Sri Lanka nằm trên con đường của các tuyến đường thương mại lớn ở Ấn Độ Dương, một lợi thế giúp nước này trở thành một trong những nguồn đá quý quan trọng nhất thế giới.

Ngoài đá quý, Sri Lanka còn có tài nguyên thiên nhiên đá vôi, than chì, cát khoáng, phốt phát, đất sét và năng lượng thủy điện. Đất nước này cũng được biết đến với chè, gia vị, cao su và hàng dệt may. 

Trong tổng số lực lượng lao động, 42,4% làm việc trong lĩnh vực dịch vụ, 31,8% trong nông nghiệp và 25,8% trong công nghiệp, bao gồm khai thác và sản xuất. 

Ngành du lịch dự kiến ​​sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, mặc dù cơ sở hạ tầng hiện có có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng một lượng lớn du khách đến các điểm tham quan như tàn tích tại Sigiriya, một Di sản Thế giới được UNESCO công nhận.

Khai thác đá quý ở Sri Lanka

Hòn đảo Sri Lanka, thường được gọi là “jewel box” của Ấn Độ Dương. Từ lâu hòn đảo đã là một trong những các nhà sản xuất lớn về đá quý chất lượng tốt. Ratnapura là trung tâm khai thác đá quý lớn nhất ở Sri Lanka.

Các hoạt động khai thác đang được sử dụng ngày nay có truyền thống từ hàng Thế kỷ trước. Hàng nghìn hố có kích thước 2×2 hoặc 2×4 mét và sâu từ 5 đến 25 mét được tìm thấy trong các khu vực khai thác chung của Ratnapura (có nghĩa là city of gems), Elahera, Balangoda và Rakwana. 

The Highland Complex of Sri Lanka is the most important area for formation of gemstone deposits. Illustration by Peter Johnston, © GIA.
The Highland Complex of Sri Lanka is the most important area for formation of gemstone deposits. Illustration by Peter Johnston, © GIA.

Những người thợ mỏ đào xuống cho đến khi họ chạm tới những viên sỏi chứa đá quý. Họ mang đi rửa với hy vọng tìm thấy kho báu đá quý.

Ngành công nghiệp trang sức và đá quý của Sri Lanka pha trộn giữa thực tiễn và kinh nghiệm truyền thống với nhu cầu của thị trường toàn cầu hiện đại. Ảnh của Andrew Lucas / GIA.
Ngành công nghiệp trang sức và đá quý của Sri Lanka pha trộn giữa thực tiễn và kinh nghiệm truyền thống với nhu cầu của thị trường toàn cầu hiện đại. Ảnh của Andrew Lucas / GIA.
Thợ mỏ với những viên sỏi chứa đá quý. Ảnh của Andrew Lucas.
Thợ mỏ với những viên sỏi chứa đá quý. Ảnh của Andrew Lucas.
Tinh thể sapphire này là từ mỏ chính ở Kataragama. Ảnh của Vincent Pardieu.
Tinh thể sapphire này là từ mỏ chính ở Kataragama. Ảnh của Vincent Pardieu.

Đá quý ở đây thường được khai thác theo hai cách:

  • Khai thác phù sa (Alluvial mining): Các mỏ đá quý thường được tìm thấy trong các con sông suối. Khi dòng sông chảy từ thượng nguồn cuốn theo các viên sỏi chứa đá quý nằm dưới đáy sông. Những người thợ mỏ đào dưới đáy sông để tìm kiếm đá quý.
  • Khai thác sinh thái (Eco-mining): Trong số 6.500 giấy phép được cấp cho khai thác vào năm 2013, hơn 6.000 giấy phép dành cho các hoạt động khai thác hầm lò. Trong kiểu khai thác này, đá và khoáng chất được lấy ra từ một mỏ lộ thiên thường sâu từ 15 đến 25 feet và rộng từ 6 đến 14 feet. Chính phủ ủng hộ cách tiếp cận này vì nó được coi là ít gây hại cho môi trường và mang lại nguồn việc làm ổn định hơn. Sau khi khai thác xong các hố phải được lấp lại và phục hồi.

Các phương pháp khai thác truyền thống này đã duy trì nguồn cung cấp đá quý trong nhiều thế kỷ và tạo cơ hội cho số lượng lớn thợ mỏ. Các phương pháp cũng phù hợp với môi trường, vì Sri Lanka yêu cầu phục hồi môi trường sau khi khai thác. Triết lý này cho phép khai thác mỏ và nông nghiệp cùng tồn tại, với những người thợ mỏ đôi khi làm việc trên cánh đồng lúa.

Mỏ đá quý Elahera

Elahera là khu mỏ đá quý lớn thứ hai của hòn đảo, một khu vực thuộc miền Trung Sri Lanka, cách thủ đô Colombo khoảng 115 km về phía Đông Bắc.

Những khám phá khảo cổ học gần đây đã tiết lộ rằng Elahera là một trung tâm đá quý hoạt động trong nhiều thế kỷ. Suốt trong chế độ của Vua Parakramabahu, người cai trị trong thời kỳ Thế kỷ 12 sau Công nguyên.

Ngay cả người nước ngoài cũng được phép khai thác tại một số phần của khu vực. Gần đây, các nhà khảo cổ đã khai quật phần còn lại của các công cụ được sử dụng để làm việc trong các hố đá quý và thậm chí một số viên đá có khắc.

Tuy nhiên, các cuộc nội chiến và ngoại xâm cuối cùng đã buộc người dân phải di chuyển đến các khu vực khác của đất nước, rời khỏi Vương Quốc. Các mỏ đá quý Elahera dần bị bỏ hoang, nhiều cánh đồng được bao phủ bởi những cánh đồng lúa.

Vào giữa những năm 1940, một kỹ sư người Sri Lanka làm việc trên một dự án thủy lợi dọc theo Amban Ganga (ganga có nghĩa là sông) bị mất một chiếc nhẫn dọc theo bờ sông trong khi anh ấy đang tắm. Đang tìm chiếc nhẫn bị mất, anh ấy phát hiện ra một số viên đá màu xanh lam và màu đỏ. Chúng được xác định là corundum hoặc Garnet.

Anh ấy bắt đầu khai thác đá quý nhưng vẫn giữ bí mật khám phá cho đến đầu năm 1950.

Khoảng đó thời gian, công nhân xây dựng trên đường Elahera – Pallegama phát hiện nhiều viên Sapphire đã lộ ra sau một trận mưa lớn. Tin tức về khám phá của họ dần dần được lan truyền trong số những thợ khai thác đá quý chuyên nghiệp ở Ratnapura. Nhiều người trong số họ đã tổ chức khai thác tư nhân quy mô nhỏ.

Kể từ những năm 1960, Elahera đã khai thác Sapphire chất lượng tốt đến cao cấp (Blue, Pink, Yellow, Violet, Padparadschal Sapphires). Ngoài ra còn có các loại đá quý Spinel, Garnet, Chrysoberyl, Zircon, Tourmaline, và nhiều loại đá quý khác.

Một số trong số những viên đá này hiện đang ở các bảo tàng lớn hoặc trong các bộ sưu tập tư nhân của một số những cá nhân giàu có nhất Thế giới.

Từ năm 1971, hoạt động khai thác quy mô lớn được tiến hành tại mỏ trầm tích này do State Gem Corporation của Nhà nước phối hợp với khu vực tư nhân. Họ khai thác dọc theo đường Elahera-Pallegama, và tập trung ở các khu vực Wallwala, Hattota-Amuna, Laggala, và Dahasgiriya.

Ước tính, mỏ đá quý Elahera hiện cung cấp khoảng 35% lượng đá quý xuất khẩu của Sri Lanka.

Kỹ thuật mài cắt giác, đánh bóng và xử lý đá quý của Sri Lanka

Đá quý được khai thác thường được mua và bán ở các chợ ngoài trời, lên tới hàng nghìn thương nhân. Đá quý thô thường được gửi đến Colombo, thủ đô của đất nước, để mài cắt và đánh bóng.

Sri Lanka kết hợp các kỹ thuật truyền thống, mài cắt giác chính xác hiện đại. Kỹ thuật cắt lại có tay nghề cao. Công nhân này đã có hàng chục năm kinh nghiệm cắt và tái chế corundum và chrysoberyl. 
Ảnh của Andrew Lucas.
Sri Lanka kết hợp các kỹ thuật truyền thống, mài cắt giác chính xác hiện đại. Kỹ thuật cắt lại có tay nghề cao. Công nhân này đã có hàng chục năm kinh nghiệm cắt và tái chế corundum và chrysoberyl. 
Ảnh của Andrew Lucas.
Viên sapphire này đang được cắt theo các phép đo đã hiệu chỉnh chính xác để sản xuất đồ trang sức. Ảnh của Andrew Lucas
Viên sapphire này đang được cắt theo các phép đo đã hiệu chỉnh chính xác để sản xuất đồ trang sức. Ảnh của Andrew Lucas
Viên sapphire sao được mài cắt giác. Ảnh của Andrew Lucas.
Viên sapphire sao được mài cắt giác. Ảnh của Andrew Lucas.

Người Sri Lanka cũng là những bậc thầy trong việc xử lý sapphire bằng nhiệt để cải thiện màu sắc và độ trong suốt.

Thợ mài cắt giác đá quý truyền thống của Sri Lanka được xem là một trong những thợ mài cắt giác tốt nhất trên thế giới. Họ rất giỏi trong việc đánh giá những viên Sapphire thô để đưa ra phương án mài cắt giác hiệu quả, giữ được màu sắc và trọng lượng tối đa. Kỹ thuật của họ rất phù hợp với Sapphire cao cấp và các loại đá quý khác. Một ngành công nghiệp mài cắt giác chính xác hiện đại cũng đang phát triển.

Ngành công nghiệp kinh doanh đá quý của Sri Lanka

Sri Lanka hiện là một điểm đến đá quý màu (colored gemstones). Hòn đảo có sự pha trộn giữa kinh nghiệm khai thác, mài cắt giác và kinh doanh đá quý hàng thế kỷ với công nghệ hiện đại và chiến lược kinh doanh toàn cầu. 

Các quy định thuận lợi về xuất nhập khẩu đã thu hút đầu tư nước ngoài và mang đá quý thô từ khắp nơi trên Thế giới đến hòn đảo. Biến hòn đảo trở thành một trung tâm mài cắt giác, xử lý nhiệt và buôn bán đá quý màu. 

Thế hệ mới của các nhà kinh doanh đá quý Sri Lanka đến từ một truyền thống lâu đời. Họ được thừa hưởng bề dày kinh nghiệm từ cha và ông. Đồng thời bổ sung thêm các phương thức mới cho thị trường toàn cầu hiện đại.

Các thương nhân Sri Lanka giàu kinh nghiệm cũng đi khắp thế giới để tìm kiếm sapphire và các loại đá quý khác. Họ có mặt ở những nơi khai thác đá quý nổi tiếng như Madagascar, Tanzania và Mozambique. Họ trở về với những viên đá quý được mài cắt giác và xử lý tại Sri Lanka và sau đó bán ra thị trường Thế giới. 

Nguồn:

  1. Sri Lanka: Expedition to the Island of Jewels, GIA
  2. Sri Lanka: From Mine to Market, Part 1 & Part 2, GIA
  3. Sri Lanka: The Gem Island, GIA
  4. The Elahera Gem Field in Central Sri Lanka, GIA

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang