Hổ phách – Amber là nhựa cây hóa thạch hàng triệu năm. Amber đã được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, nhưng nguồn lịch sử chính là vùng đất bao quanh Biển Baltic. Chủ yếu ở Ba Lan, Lithuania, Latvia, Estonia và vùng Kaliningrad của Nga (trữ lượng khoảng 90% hổ phách trên thế giới).
Hổ phách cũng được tìm thấy ở Ukraine nhưng không được giá trị như Baltic Amber.

Baltic Amber: The Gold of the North
Các khu vực Baltic là nơi có các trầm tích hổ phách lớn nhất được biết đến, có niên đại từ 44 triệu năm trước. Người ta đã ước tính rằng những khu rừng thông Araucarias cổ đại ở đây đã tạo ra hơn 100.000 tấn hổ phách.
Khi một cây thông bị tổn thương hoặc chịu sự thay đổi khí hậu sẽ tiết ra nhựa. Những cây mang nhựa này bị gãy và được các con sông cuốn đến các vùng ven biển. Cây cối và nhựa qua hàng triệu năm bị hoá thạch thành một viên đá quý đặc biệt và tuyệt đẹp.

Bởi vì Baltic Amber chứa khoảng 8% axit succinic, nó còn được gọi là hổ phách vàng. Hổ phách từ vùng Baltic là kho lưu trữ côn trùng hóa thạch phong phú nhất ở mọi thời đại địa chất của hành tinh chúng ta.


Khai thác Hổ phách Baltic
Biển là nguồn cung cấp hổ phách lâu đời nhất được biết đến. Người tiền sử nhặt hổ phách từ bờ biển Baltic. Khi những cơn bão và gió mạnh đã đưa vật liệu này lên từ các tầng chứa hổ phách dưới biển. Hổ phách biển (scoopstone – đá được thu gom bằng cách xúc, múc lên) đã cung cấp sinh kế cho cư dân ven biển trong nhiều thế kỷ.
Ngày nay, hầu hết hổ phách Baltic đang được khai thác tại mũi Samland, độ sâu dưới mặt đất khoảng 25 – 40 mét.
Ở những vùng đầm lầy hoặc khu vực nơi thủy triều thay đổi thường xuyên, hổ phách được thu nhặt tại các khúc cong uốn khúc lưng ngựa. Những người thu nhặt hổ phách này được gọi là “amber riders – thợ vớt hổ phách”.

Một phương pháp khác là Ngư dân nằm bên mạn thuyền, cào đáy biển và thu gom những cục hổ phách bị đánh bật vào trong cái lưới cào.

Ở một số khu vực, những tảng đá lớn được kéo lên từ đáy biển để khai thác hổ phách. Gọi là “amber poking – hổ phách cời, xới”.

Tại các mỏ khai thác lộ thiên, hổ phách được múc lên. Sau đó dùng áp lực nước phun vào đất chứa hổ phách để tách chúng ra.



