Nhẫn vàng cổ Phù Nam

Trang sức cổ Phù Nam: Nghệ thuật chế tác kim hoàn thời Óc Eo

Phù Nam là một vương quốc cổ đại được ghi chép khá cụ thể trong thư tịch cổ Trung Quốc, được khắc thành minh văn trên bi ký, trên bệ thờ bằng đá, trong các kiến trúc của cư dân cổ vùng châu thổ đồng bằng sông Cửu Long. Việc phát hiện di tích Cảng thị Óc Eo (An Giang) của nhà Khảo cổ người Pháp Louis Malleret năm 1944 đã là một bằng chứng chân xác về sự tồn tại của Vương quốc này.
Từ sau năm 1975, đồng bằng sông Cửu Long đã được các nhà khảo cổ học Việt Nam xác định là một địa bàn nghiên cứu lịch sử- văn hóa quan trọng của đất nước. Và văn hóa Óc Eo là một trong những vấn đề được khảo cổ học quan tâm đặc biệt. Các cuộc khảo sát, điền dã và khai quật đã được tiến hành khắp nơi từ Kiên Giang cho đến vùng cao trung lưu sông Đồng Nai. Trên 90 di tích (hoặc khu di tích) đã được kiểm chứng và phát hiện mới. Nhiều di chỉ cư trú kiểu nhà sàn, di chỉ xưởng thủ công chế tác đồ đá, kim loại, gốm được ghi nhận. Hàng chục di chỉ đền đài, đền tháp, mộ táng được xây bằng gạch hoặc gạch đá hỗn hợp được khai quật, xử lý. Hàng vạn cổ vật bằng nhiều chất liệu: đá, đồng, gốm, kim loại quý… đã được thu thập tại các di tích này.
Những di vật văn hóa Óc Eo chứa đựng nhiều giá trị lớn về vật chất – tinh thần, về khoa học và kỹ thuật, về kinh tế và xã hội. Ngoài các di tích đền tháp, mộ táng, các sưu tập tượng đá, tượng gỗ tuyệt tác được làm theo phong cách Hindu giáo, Phật giáo. Các sưu tập trang sức bằng kim loại quý, đá ngọc, thủy tinh tinh xảo… tìm thấy tại các di chỉ khảo cổ. Điều này đã chứng tỏ vương quốc Phù Nam đã từng tồn tại với tư cách một nền văn minh rực rỡ có ảnh hưởng và quan hệ mật thiết với lịch sử Đông Nam Á thời cổ.

Những hiện vật trang sức cổ Phù Nam

Hiện vật trung bày gồm một số loại hình về nồi nấu kim loại, đá thử vàng, khuôn đúc dùng trong chế tác trang sức.

nghề kim hoàn

nồi nấu kim loại
Nồi nấu kim loại
khuon-da-2
Khuôn đúc bằng đá
khuon-da-thu-vang
Khuôn đúc bằng đá
khuon-da
Đá thử vàng
khuon-duc-da
Khuôn đúc bằng đá

Những chuỗi hạt với các chất liệu phong phú trên đá quý, đá màu, mã não, thủy tinh và đất nung

chuoi-da-2
Chuỗi hạt đá
chuoi-da
Chuỗi hạt đá
chuoi-hat-2
Chuỗi hạt đá
chuoi-hat-3
Chuỗi hạt đá
chuoi-hat-4
Chuỗi hạt đá
chuoi-hat
Chuỗi hạt đá

trang-suc-da-2trang-suc-da

vong-tay-dat-nung
Vòng đất nung
vong-tay-kim-loai-2
Vòng đeo tay bằng kim loại
vong-tay-kim-loai-3
Vòng đeo tay bằng kim loại
vong-tay-kim-loai
Vòng đeo tay bằng kim loại

Những mẫu vật con dấu kết hợp làm mặt trang trí trên trang sức nhẫn, mặt dây chuyền bằng chất liệu vàng và đá rất phong phú và đẹp mắt.

bong-tai-kim-loai
Bông tai bằng đá
bong-tai-vang
Bông tai vàng
bua
Bùa bằng đá
dau-phu-nam
Dấu
nhan-da
Trang sức cổ
nhan-vang-hinh-thu
Nhẫn vàng hình linh vật
nhan-vang
Nhẫn vàng

Đặc biệt nhất là các lá vàng dát mỏng với kỹ thuật chạm, khắc chìm, thúc nổi các đề tài nhân thần, linh thú, biểu tượng, hoa sen, văn tự… thể hiện sự ảnh hưởng của hai tôn giáo Bà La Môn giáo và Phật giáo.

manh-vang-hinh-linh-vat-2
Vàng miếng dát mỏng
manh-vang-co-bieu-tuong-2
Vàng miếng dát mỏng hoạ tiết linh vật
manh-vang-hinh-linh-vat-3
Vàng miếng dát mỏng hoạ tiết linh vật
manh-vang-hinh-linh-vat-4
Vàng miếng dát mỏng hoạ tiết linh vật
manh-vang-hinh-linh-vat
Vàng miếng dát mỏng hoạ tiết linh vật
mien-vang-mong-hoa-van-2
Vàng miếng dát mỏng hoạ tiết linh vật
vang-la-hinh-hoa
Vàng miếng dát mỏng hình bông hoa
vang-mien-hinh-hoa-2
Vàng miếng dát mỏng hình linh vật
vang-mieng-hinh-hoa
Vàng miếng dát mỏng hình bông hoa

Giao lưu văn hoá thể hiện trong các mẫu Trang sức cổ Phù Nam

Những mẫu vật cho thấy kỹ thuật chế tác kim hoàn thời kỳ này thể hiện sự giao lưu, ảnh hưởng văn hóa với các nước trong khu vực và trên thế giới. Như kỹ thuật tạo hình nhũ trên nhẫn, hoa tai (Champa), kỹ thuật thắt nút trên mặt nhẫn (Java, Ấn Độ), hoa văn bọ hung (Ai Cập), hạt chuỗi khắc khía (Hy Lạp)…

Những phát hiện khảo cổ học tìm thấy nhiều loại tiền tệ, con dấu và hàng hóa của các nước như tượng đồng, đồ gốm Ấn Độ, gương đồng thời Hậu Hán, tượng Phật bằng đồng thời Bắc Ngụy, đồng tiền có hình của các hoàng đế La Mã Antoninus Pius và Marcus Aurelius trong những di tích Óc Eo cho thấy địa bàn giao thương của các cư dân Phù Nam khá rộng.

Trong đó, nghề thủ công ở Phù Nam đã khá phát triển với các nghề đóng thuyền, làm gốm, tạc tượng, luyện kim, chế tác quặng và nghề luyện kim. Đặc biệt trong số đó, nghề kim hoàn và chế tác đồ trang sức đã bước vào giai đoạn đỉnh cao. Các vật dụng, đồ trang sức bằng nhiều chất liệu như kim loại, đá quý, thủy tinh, gốm… dùng trong sinh hoạt thường ngày, trong nghi lễ, tang lễ chứng minh sự thịnh vượng về nền văn minh rực rỡ của vương quốc cổ Phù Nam từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ 7. Hình thức và phong cách của một số cổ vật được phát hiện cho thấy thợ thủ công Óc Eo đã tiếp xúc với các đồ vật từ bên ngoài biên giới mang ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ, La Mã, Ba Tư, Trung Quốc… thông qua giao lưu văn hoá và thương mại biển mạnh mẽ ở Đông Nam Á trong thời kỳ cổ đại.

Nhiều hiện vật đồ trang sức tinh xảo đã phản ánh trình độ văn hóa, thẩm mỹ, kỹ thuật điêu luyện của những chủ nhân xưa vùng đất Nam Bộ xưa.

Nguồn:

  1. Ảnh: Trang sức tinh tế
  2. Bài viết “Báu vật vương quốc cổ – nghệ thuật chế tác kim hoàn và trang sức Óc Eo – Bảo tàng lịch sử Việt Nam 
  3. Bài viết “Đánh thức báu vật của vương quốc cổ” – Hoàng Hải – Báo Văn hoá

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang