Vào cuối những năm 1700, người Châu Âu đã đặt chân đến quần đảo Polynesia ở Thái Bình Dương. Hoàng hậu Pháp Eugénie de Montijo là một trong những người đầu tiên đeo ngọc trai đen Black Tahitian Pearl. Sau đó, những viên ngọc trai đen Tahitian Pearl nhanh chóng được các Hoàng gia Châu Âu yêu thích.
Vào năm 1968, Societe Perliere de Manihi, Tahiti Pearl Farm đầu tiên ra đời trên đảo san hô Manihi, thành lập bởi Jacques và Aubert Rosenthal, cháu trai của nhà kim hoàn nổi tiếng người Pháp Leonard Rosenthal.
Ngày nay, những viên ngọc trai Black & Peacock Tahitian Pearls luôn là món trang sức cao cấp được phụ nữ trên toàn Thế giới ưa chuộng và được tôn vinh với cái tên “The Pearl of Queens”.
Lịch sử ngọc trai Tahitian Pearl
Trong lịch sử, ngọc trai đen tự nhiên “Natural Black Pearls” quý hiếm và độc đáo nhất trong số các loại đá quý.
Ẩn mình dưới bề mặt nước biển ấm của French Polynesia ở Nam Thái Bình Dương, loài hàu ‘black-lipped oyster’ hay Pinctada Margaritifera đã tạo ra những viên ngọc trai biển Tahitian Pearls danh tiếng.
Hoàng hậu Pháp Eugénie de Montijo là một trong những người đầu tiên đeo ngọc trai đen Black Tahitian Pearl. Điều này đã tạo ra làn sóng thời trang ngọc trai đen trong các Hoàng Gia Châu Âu.
Một trong những viên ngọc trai đen Tahiti tự nhiên lớn nhất được biết đến là Black Beauty – 6.5 carat Natural Black Button Tahitian Pearl.
Ngọc trai tự nhiên được hình thành trong cơ thể của hàu hoang dã. Hàu là loài ăn lọc nên thường mở nhẹ vỏ cho nước chảy vào. Sau đó hàu lấy chất dinh dưỡng từ các vi sinh vật trôi nổi trong nước biển. Nếu có vật thể nào xâm nhập vào bên trong, hàu hình thành một túi xung quanh để tự bảo vệ mình. Sau đó, nó tiết ra từng lớp xà cừ lên đó để tạo thành một viên ngọc trai. Sau nhiều năm, một viên ngọc trai bóng đẹp được hình thành.
Từ giữa đến cuối những năm 1800, ngọc trai Tahitian hoang dã trở nên khan hiếm và dần cạn kiệt trong tự nhiên. Hơn một thế kỷ sau, ngành công nghiệp ngọc trai Polynesia mới có một hướng đi mới.
Lịch sử nuôi cấy ngọc trai Tahitian Pearl
Năm 1900, Simon Grand, một nhà khai thác hàu ở Arachon, đã thử nghiệm nuôi thành công hàu con (young oysters) trong các đầm phá Polynesia nguyên sơ xung quanh các đảo Gambier.
Ba thập kỷ sau, hai nhà sinh vật học Bouchon Bradley và Gilbert Ranson đã nghiên cứu và phát triển một kế hoạch nuôi trai hàu ngọc trai tại Polynesia.
Vào những năm 1930, Francois Herve, người quản lý quần đảo Tuamotu vào thời điểm đó, đã cố gắng thử nghiệm nuôi cấy ngọc trai trên đảo san hô Apataki nhưng không thành công.
Năm 1957, Jean-Marie Domard đã cấy ghép lứa hàu đầu tiên để lấy ngọc trai ở đảo Bora Bora. Ông nghiên cứu sử dụng phương pháp nuôi cấy ngọc trai của Kokichi Mikimoto ở Nhật Bản và Úc. Đến năm 1961, M. Churoku Muroi, do Công ty Nippon Pearls ở Tokyo cử đến Hikueru, đã tiến hành cấy ghép hàu lấy ngọc trai lần đầu tiên thành công tại French Polynesia.
Năm 1965, kỹ thuật cấy ghép và nuôi cấy của Jean-Marie Domard đã được mở rộng đến các đầm phá ở Bora Bora với những viên ngọc trai Tahiti có đường kính 14mm. Những viên ngọc trai Tahitian Pearls xuất hiện trong bộ trang sức của nhà kim hoàn danh tiếng Mourareau.
Một ngành công nghiệp mới đã ra đời tại French Polynesia: Nuôi cấy ngọc trai Tahitian Cultured Pearls.
Vào năm 1968, trang trại ngọc trai Tahiti đầu tiên Societe Perliere de Manihi ra đời trên đảo san hô Manihi. Pearl Farm này được thành lập bởi người nuôi cấy ngọc trai nổi tiếng Koko Chaze và hai anh em người Pháp Jacques và Aubert Rosenthal. Đây chính là cháu trai của nhà kim hoàn nổi tiếng người Paris, Leonard Rosenthal.
Năm 1970, viên ngọc trai Tahiti tròn đầu tiên được nuôi cấy thành công. Các trang trại ngọc trai khác nhanh chóng xuất hiện trong các đầm phá lớn của French Polynesia.
Năm 1976, Gemological Institute of America – GIA chính thức công nhận “natural color” của Tahitian Pearls.
Từ những năm 1980, việc nuôi cấy ngọc trai đã trở thành một ngành công nghiệp quan trọng ở French Polynesia. Quần đảo Tuamotu-Gambier, nơi các trang trại ngọc trai lớn và nhỏ được tạo ra, đã góp phần tạo nên sự phát triển đến những hòn đảo xa hơn.
Năm 1988, World Jewelry Confederation – CIBJO chính thức thông qua tiêu chuẩn hóa “naturally-colored Tahitian cultured pearls”. Với sự công nhận của các cơ quan thẩm quyền về đá quý và các phân loại được tiêu chuẩn hóa trong ngành, ngọc trai nuôi cấy Tahiti bắt đầu trở nên phổ biến trên thế giới.
Năm 1994, Tahitian Cultured Pearl bắt đầu được các nhà sưu tập và các nhà sưu tập kim hoàn trên toàn thế giới tôn vinh với cái tên “The Pearl of Queens”.
Cultured Pearl: Nghệ thuật hài hoà giữa con người và thiên nhiên
Tahitian cultured pearls thể hiện sự hài hòa độc đáo giữa con người và thiên nhiên. Ngọc trai Tahiti được phát triển trong con hàu Pinctada margaritifera, được đánh giá cao vì độ quý hiếm và vẻ đẹp của bề mặt vỏ bên trong. Cái tên kỳ lạ ‘magaritirfera’ được lấy từ “margarita” từ tiếng Latinh có nghĩa là ngọc trai. Những con hàu cấy nhân lấy ngọc được gọi là nacres– mother of pearl một cái tên bắt nguồn từ tiếng Ba Tư ‘nakkar’ có nghĩa là vật trang trí óng ánh hoặc lấp lánh.
Ngày nay, Robert Wan là nhà xuất khẩu ngọc trai đen Tahiti lớn nhất. Những viên ngọc trai Tahiti được nuôi cấy 100% ở trang trại rải rác trên các đảo san hô nằm trong quần đảo French Polynesia, Marshall & Cook Islands, Solomon Islands, Fiji.
Nguồn: