Russia Emerald hầu hết được khai thác tại mỏ Malysheva bên rặng núi Ural hùng vĩ của nước Nga. Những viên đá quý màu xanh lục ở đây có đới màu vàng (yellowish green) độc đáo.
Emerald là một trong những loại đá quý nhất trong số các loại đá quý, màu sắc phong phú của đới màu xanh lục (Green). Trong thế giới emerald, các mỏ ở Colombia chiếm vị trí tối cao. Không có khu vực nào khác trên Thế giới từng sản xuất chất lượng và số lượng đá từ những khu rừng Andean đó.
Tuy nhiên, emerald tốt còn được khai thác tại một số nơi khác trên thế giới: Brazil, Afghanistan, Pakistan, Zambia, Zimbabwe và Russia. Hiện tại, các quốc gia Colombia, Brazil, Zambia và Zimbabwe là các nhà khai thác emerald hàng đầu thế giới. Những quốc gia này chiếm thị phần lớn nhất trong nguồn cung emerald toàn cầu.
Lịch sử khai thác emerald bên rặng núi Ural
Năm 1830, Nga đã trở thành một nguồn cung cấp emerald khi loại đá quý màu xanh lục này được phát hiện tại các mỏ emerald-alexandrite-phenakite nổi tiếng ở khu vực sông Tokovaya gần Malysheva.
Tháng 12/1830, một người nông dân Maxim Kozhevnikov lần đầu tiên được tìm thấy những tinh thể đá màu xanh lục trong rễ của một cây trên bờ sông Tokovaya, gần vị trí hiện tại của làng Izmurud (Emerald), nằm ngay phía nam Malysheva.
Kozhevnikov bán những viên đá ở Yekaterinburg. Một mẫu đá nhỏ đến tay Yakov Kokovin, chỉ huy của nhà máy Yekaterinburg Imperial Lapidary Manu. Kokovin, là hậu duệ của những người thợ đá Ural, tin chắc rằng đây là đá emerald.
Ngày 23/1/1831, Kokovin cùng một số công nhân đã tìm thấy khoáng mạch và những tinh thể emerald chất lượng tốt tại nơi Kozhevnikov chỉ.
Từ năm 1831 đến năm 1839, hầu hết tất cả các mỏ emerald đều đã được phát hiện:
- Năm 1832: Mỏ Troitsky Mine (nay là mỏ Pervomayskoye)
- Năm 1933: Mỏ Mariinskoje để vinh danh Maria, con gái của Sa hoàng Nicholas I. Mỏ được đổi tên thành Malysheva vào năm 1926 để tôn vinh một anh hùng cách mạng Bolshevik, Ivan Mikhailovich Malyshev. Người đã hy sinh năm 1918 để bảo vệ một đoàn tàu bọc thép khỏi một cuộc tấn công của Bạch vệ.
- Năm 1838: Mỏ Hitny (nay là mỏ Red Army)
Vì công khám phá ra báu vật, Kozhevnikov đã được thưởng 200 rúp.
Kokovin đã được tặng ‘Order of St. Vladimir of the 4th Degree‘ dành cho quý tộc. Ông là một người sành sỏi về đá quý ở vùng núi Ural, và đã phát hiện ra các trầm tích của jasper, rhodonite và emery.
Từ năm 1831 đến năm 1835, Kokovin giám sát việc thăm dò và khai thác Ngọc lục bảo tại mỏ Sretenskoye. Mỏ này tìm thấy một viên emerald 2226 gram duy nhất Emerald of Kochubei, nay trưng bày tại Fersman Mineralogical Museum ở Moscow.
Một viên đá nổi tiếng khác Izumrud Kokovina là một tinh thể trong suốt và tinh khiết nặng 400 gram cũng từ mỏ này. Kokovina emerald được tìm thấy tại Sretenskoye vào năm 1834 và được gửi đến St.Petersburg.
Từ năm 1835 đến năm 1839, các mỏ emerald được mở rộng. Sau đó, các hoạt động khai thác giảm dần và đến năm 1852 thì gần như bị đình chỉ hoàn toàn vì dòng nước chảy mạnh.
Từ năm 1862 đến năm 1899, các mỏ đã được chuyển qua các thợ khai thác mỏ khác nhau thuê và hoạt động lẻ tẻ.
Từ năm 1899 đến năm 1917, các mỏ được chuyển đến nhượng quyền của Anglo-French New Emeralds. Vào thời điểm này, mỏ Malysheva là nhà sản xuất emerald lớn nhất trên thế giới. Nhiều mẫu vật emerald và alexandrite tốt nhất được trưng bày trong Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên của London.
Mỏ emerald dần bị lãng quên cho đến đầu những năm 1970.
Trong 25 năm (1991 đến 2016), mỏ Malysheva không được phát triển tích cực và công nghệ bị đóng băng như ở thời kỳ những năm 1990.
Từ năm 2016, mỏ được dầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại để khai thác và chế biến. Sau khi chiết xuất, emerald được phân loại theo độ tinh khiết, màu sắc và kích thước.
Hoạt động khai thác Emerald hiện nay
Mỏ Malysheva nằm trong phần phía bắc của trường Ural Emerald, trải dài theo hướng bắc-nam với tổng khoảng cách 25 km. Mỏ Malysheva chứa 80% trữ lượng Ngọc lục bảo của cả khu vực núi Ural.
Mỏ Malysheva khai thác emerald, varicolored beryl, chrysoberyl, phenakite, topaz và citrine.
Alexandrite, loại đá quý quý giá chrysoberyl, lần đầu tiên được tìm thấy ở đây, được đặt theo tên Sa hoàng Nga Alexander 11 (1818-1881).
Mỏ Malysheva cung cấp đá emerald và alexandrite đáng kể vào cuối những năm 1980 và đầu những năm 1990.
Các loại đá quý khác được khai thác như serpentine, fluorspar và metallurgical beryl.
Mỏ chỉ đang hoạt động với 30% công suất. Gần đây, tập đoàn công nghệ cao nhà nước của Nga, Rostec đã tham gia rất nhiều vào mỏ Malysheva.
Chất lượng của Russia Emerald
Ural Emerald đặc trưng là màu xanh lục: từ màu xanh lục đến màu lục đậm (bluish green to dense green). Đặc biệt là màu xanh lục có đới màu vàng độc đáo (yellowish green), không mỏ nào trên thế giới có.
Màu sắc này là do Al được thay thế bằng Cr3+ trong cấu trúc beryl:
- Màu xanh lục xuất hiện khi hàm lượng Cr3+: 0,05%.
- Màu đậm nhất khi hàm lượng Cr3+: Từ 0,15% đến 0,20%.
- Màu xanh nhạt, hơi vàng do hỗn hợp Fe3+ và mangan màu vàng.
Giới buôn ngọc có thuật ngữ Siberian / Russian emerald để mô tả những viên màu xanh nhạt hơn đá Colombian Emerald danh tiếng.
Những viên Russian emerald tốt nhất cả kích thước và giá trị so với các mỏ khác trên thế giới:
- 32,75 carat Miner’s Glory emerald: Tìm thấy bởi P.P. Bebenov tháng 11/1989 ở độ sâu 255 m. Đây là mẫu vật lớn nhất trong lịch sử khai thác mỏ emerald của Nga.
- 5.860 carat President emerald (tương ứng 1.172g): Tìm thấy tháng 8/1993.
‘the twin emeralds’ 300g mỗi viên, trị giá 229 triệu đô la được tìm thấy tại mỏ Mariinsky Priisk. Chúng có trọng lượng tương đương nhau, giống nhau về màu sắc và chất lượng, nằm trong cùng một mảnh quặng. Đây là một trường hợp hiếm thấy.
Nguồn:
- Emeralds from the Ural Mountains, USSR, GIA
- Emerald & Alexandrite from Russia – A Closer Look, Lotus Gemology
- Emeralds of the Urals, Tsarina jewels