Thung lũng Panjshir, nằm ở phía bắc thủ đô Kabul của Afghanistan, là một khu vực giàu có với hơn 172 mỏ Emerald.
Những viên Emerald tuyệt vời có chất lượng hàng đầu Thế giới, với trữ lượng lớn, ước tính trị giá hàng chục tỷ đô la.
“Let us carve gems out of our stony hearts and let them light our path to love.” – Rumi, Nhà thơ Afghanistan vào thế kỷ 13
Lịch sử mỏ Panjshir Emerald
Bị chôn vùi sâu dưới chân núi Himalaya của Afghanistan là một nguồn cung cấp dồi dào Ngọc lục bảo màu xanh lục đậm và phong phú (rich and deep green emerald).
Panjshir, tên của thung lũng có nghĩa là “Năm con sư tử“, để tưởng nhớ 5 người anh em thiêng liêng đã từng sống ở đó vào thế kỷ thứ 11 sau Công nguyên.
Trong những năm đầu 1970, Ngọc lục bảo được phát hiện tại mỏ Buzmal, phía đông của Dest-e-Rewat ngôi làng ở thung lũng Panjshir.
Hàng ngàn năm trước, Afghanistan đã từng được biết là có nguồn đá emerald.
Từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, những viên Ngọc lục bảo đến từ nguồn Ai Cập. Tuy nhiên, vào thế kỷ thứ nhất sau Công nguyên, trong cuốn Natural History, Pliny đã đề cập đến “smamgdus” từ Bactria, một khu vực bao gồm Iran và Afghanistan ngày nay.
Smaragdus là một thuật ngữ Latinh đã được sử dụng trong thời cổ đại để chỉ đến emerald và nhiều loại đá xanh lục khác. Nhưng không rõ liệu có viên đá xanh lục nào từ Bactria là Ngọc lục bảo hay không.
Đến năm 1265 sau Công nguyên, Marco Polo lần đầu đề cập mỏ bạc, ruby và azure (lapis lazuli) từ Badalzhshan.
Từ thời Marco Polo cho đến những năm 1900, ít người biết về khai thác đá quý ở Panjshir (hay Panisher).
Trong 100 năm qua, các nhà địa chất từ Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật Bản, Canada và Hoa Kỳ có đưa ra nhiều báo cáo về địa chất của Afghanistan. Nhưng hầu như không có thông tin về các mỏ ngọc lục bảo cho đến trước năm 1976.
Cùng lúc đó, các nhà địa chất Liên Xô bắt đầu một cuộc khảo sát có hệ thống về nguồn đá quý của Afghanistan.
Vào năm 1977 vị trí của các mỏ emerald ở Panjshir được nêu trong báo cáo của Chương trình Phát triển Liên hợp quốc.
Khai thác ở mỏ Panjshir
Các mỏ ngọc lục bảo nằm ở độ cao từ khoảng 2.135 m và 4.270 m, ở địa hình đồi núi trên phía đông của sông Panjshir. Khu mỏ bắt đầu từ ngôi làng Parian ở cực bắc của thung lũng Panjshir, kéo dài về phía Tây nam qua các làng Dest-e-Rewat, Mikeni và Khenj.
Ngoài thung lũng Panjshir, Afghanistan không còn khu vực nào khác có trữ lượng đá quý emerald.
Mỏ Buzmal là mỏ lâu đời nhất và mỏ nguy hiểm nhất ở thung lũng Panjshir vì thợ mỏ vẫn sử dụng các phương pháp khai thác không an toàn.
Thung lũng Panjshir chứa đá trầm tích với hàm lượng chromium đậm đặc nhất thế giới. Nhờ đó, Emerald từ Afghanistan có màu sắc tuyệt vời.
Một số viên có màu xanh nhất quả đất, đạt cân bằng hoàn hảo giữa màu sắc, độ chiếu sáng và độ trong.
Những viên đá từ đây có thể cạnh tranh ngay cả với những viên Colombian Emerald đẹp từ mỏ Muzo.
Các tinh thể lớn, màu xanh lá cây đậm đã được tìm thấy trong hàng trăm đường hầm được đào ở đó. Các thợ mỏ sử dụng chất nổ và máy khoan để loại bỏ đá vôi chứa emerald-bearing quartz và vỉa đá onkerite.
Các thợ mỏ làm việc trong điều kiện khó khăn và việc khai thác chỉ có thể được thực hiện vào những tháng nhất định trong năm. Trong khi mùa đông ôn hòa cho phép khai thác liên tục, ngay cả trong tuyết, thì mùa đông khắc nghiệt như năm 2015 khiến hoạt động khai thác ngừng hoạt động và thậm chí dẫn đến tuyết lở.
Emerald từ Afghanistan đến thị trường đá quý Thế giới
Những người thợ mỏ đã làm tốt trong những năm qua hiện là chủ sở hữu và người kinh doanh mỏ. Họ rất am hiểu thị trường quốc tế và buôn bán Ngọc lục bảo của họ thông qua các chợ ở Dubai. Những người thợ mỏ khác đào sâu vào tảng đá cứng nơi tìm thấy Ngọc lục bảo hy vọng sẽ tìm thấy những viên đá giúp nâng cao tài chính cho bản thân và gia đình.
Những viên emerald được giao dịch tại trung tâm kinh doanh đá quý nằm trên Chicken Street ở Kabul, nơi chuyên buôn bán đồ cổ và gia cầm.
Chính phủ Afghanistan và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã nhận ra đá quý và đồ trang sức là một phần không thể thiếu trong Chiến lược xuất khẩu quốc gia Afghanistan.
Trong những năm qua, Ngọc lục bảo Afghanistan đã được trưng bày và bán trong Triển lãm thương mại do chính phủ Hoa Kỳ và Ấn Độ tài trợ tổ chức tại Delhi và Mumbai để thúc đẩy xuất khẩu và đầu tư vào Afghanistan. Các doanh nghiệp Afghanistan cũng đang cung cấp emerald cho Ấn Độ, UAE, Trung Quốc và các nước khác.
Năm 2000, 50 triệu đô la Emerald đã được Afghanistan xuất khẩu. Đến năm 2018 con số đó đã tăng gấp đôi. Theo các nhà địa chất, Afghanistan có tiềm năng khai thác 300 – 400 triệu đô la Ngọc lục bảo mỗi năm.
Những viên Emerald thô từ Afghanistan được chuyển đến các trung tâm mài cắt giác như Ấn Độ để biến thành những viên Emerald thành phẩm tuyệt đẹp, cung cấp cho thị trường Trang sức Thế giới.
Viên Afghan Emerald 10.11 carat được Christie’s bán đấu giá tại Hong Kong tháng 12/2015. Mức giá bán $225,000 / 1 carat kỷ lục cho những viên emerald đến từ Afghanistan.
Chất lượng Panjshir Emerald
Nhà ngọc học Vincent Pardieu cho biết Panjshir Emerald có chất lượng tuyệt vời, màu sắc từ xanh nhạt đến xanh đậm. Những viên đá khai thác từ khu vực Kamar Safed và Abel có màu nhạt hơn, kích thước lớn hơn (đạt tới 20, 30 và 40 carat). Loại đá xanh sậm hơn được tìm thấy ở Sia Kolo và Kherskanda, kích thước nhỏ hơn.
Afghanistan và Colombia là 2 nguồn Emerald duy nhất trên Trái đất được khai thác từ các mỏ đá trầm tích (thay vì núi lửa như các nguồn khác). Nên Panjshir Emerald có màu sắc và thành phần hóa học tương tự với Colombian Emerald được khai thác ở mỏ Muzo.
Vẻ đẹp của Afghanistan Emerald nằm ở màu sắc tuyệt vời: Màu xanh lục đậm và phong phú (rich and deep green) có thể sánh ngang với bất kỳ nguồn nào trên thế giới.
Ngay cả những tinh thể nhỏ vẫn có xu hướng có màu sắc phong phú.
Do hình dạng của Afghanistan Emerald, những viên được mài cắt giác và đánh bóng bị hao hụt trọng lượng rất ít. Thực sự là những tinh thể emerald đầy ngoạn mục.
Những mảnh thô dài (như cây bút chì) thường được cắt giác để chế tác đồng hồ cao cấp.
Nguồn: