Japan Kasumigaura freshwater cultured pearl

Japanese Kasumigaura Freshwater Cultured Pearls

Ngọc trai nuôi nước ngọt Kasumigaura Freshwater Cultured Pearls được đánh giá cao về độ bóng, nhiều màu sắc và kích cỡ, và luôn khan hiếm nguồn cung. Những viên ngọc trai Kasumigaura là niềm tự hào của Nhật Bản. 

Ngành nuôi cấy ngọc trai nước ngọt của Nhật Bản đã có từ những năm 1930. Hồ Biwa ở tỉnh Shiga cung cấp ngọc trai với nhiều màu sắc cho thị trường trong nước và quốc tế cho đến năm 1982. Do ô nhiễm nước và sự suy giảm của loài trai lấy ngọc “Biwa pearly mussel”, một số trang trại ngọc trai chuyển đến hồ Kasumigaura ở tỉnh Ibaraki bắt đầu từ năm 1962. Ngày nay sản lượng hàng năm của ngọc trai nuôi cấy ở hồ Kasumigaura dưới 40 kg. Một phần nhỏ được cung cấp cho thị trường quốc tế. 

Fresh­water pearl culture farm in Lake Kasumigaura
This map shows the location of the fresh­water nucleated pearl culture farm in Lake Kasumigaura, Japan’s second-largest lake, located 60 km northeast of Tokyo.

Nuôi cấy ngọc trai tại Nhật Bản

Phương pháp nuôi cấy ngọc trai tròn bằng cách cấy nhân vào “akoya oyster” đạt thành công vào đầu thế kỷ 20. Do nhu cầu thị trường về ngọc trai với nhiều màu sắc, hình dạng và kích cỡ. Ngành nuôi cấy ngọc trai nước ngọt ở Nhật Bản bắt đầu vào năm 1935. Trang trại nuôi cấy ngọc trai mang tính thương mại tại hồ Biwa, hồ lớn nhất của Nhật Bản. Sản lượng ngọc trai nước ngọt hàng năm ở Nhật Bản đạt mức 7 tấn / năm từ năm 1970 đến 1980. Vào thời điểm này, ngọc trai nước ngọt Trung Quốc bắt đầu gia nhập thị trường.

Trang trại nuôi cấy ngọc trai ở hồ Kasumigaura sử dụng một giống trai lai giữa Hyriopsis schlegelii × Hyriopsis cumingii được nhân giống vào năm 1962.

Kỹ thuật viên cấy nhân hình giọt nước 8.0mm-8.5 mm vào tuyến sinh dục của con trai. Sau thời gian nuôi cấy từ 3,5 đến 4 năm tạo ra viên ngọc trai lớn 15 mm.

14 mm Freshwater Cultured Pearl in Lake Kasumigaura, Japan
14 mm Freshwater Cultured Pearl in Lake Kasumigaura, Japan. Photo by Ahmadjan Abduriyim.

Năm 1962, nguồn con trai lấy ngọc “Biwa pearly mussel” ở hồ Biwa bị cạn kiệt. Một số trang trại ngọc trai nước ngọt Nhật Bản bắt đầu di chuyển đến vùng hồ Kasumigaura ở tỉnh Ibaraki.

Kasumiga pearl necklace. Japan Kasumi pearls. @GIA
Kasumiga pearl necklace. Japan Kasumi pearls. @GIA

Sản lượng ngọc trai nuôi nước ngọt hàng năm hiện tại ở hồ Kasumigaura – hồ lớn thứ hai của Nhật Bản – vẫn thấp, dưới 40 kg. Những “viên ngọc Kasumiga” này rất thu hút khách hàng từ châu Âu và Mỹ. 

Nuôi cấy ngọc trai tại Hồ Biwa

Ngành nuôi cấy ngọc trai nước ngọt có niên đại từ thế kỷ thứ 13. Lúc đó ngọc trai mang hình ảnh Phật giáo và ngọc trai bán cầu được sản xuất ở Trung Quốc.

Tại Nhật Bản, nuôi cấy ngọc trai nước ngọt bắt đầu từ thời Meiji (1904–1912). Tatsuhei Mise đã sử dụng loài trai lấy ngọc “freshwater pearl mussel” tại hồ Kasumigaura. Sau đó là thí nghiệm của Tokujiro Koshida ở sông Chitose ở Hokkaido. Nhưng cả hai thử nghiệm đều thất bại.

Masao Fujita đã thử nghiệm một số thí nghiệm trong và xung quanh hồ Biwa. Ông đã thành công trong việc nuôi trồng ngọc trai nước ngọt thương mại vào năm 1935.

Bước đột phá của ông đã bị gián đoạn bởi Chiến tranh thế giới thứ II. Việc nối lại các hoạt động nuôi cấy đã thay đổi từ “cấy nhân” đến “không cấy nhân” trong quá trình tạo ngọc trai. Công nghệ này đã hình thành nền tảng cho canh tác ngọc trai nước ngọt hiện đại.

Do chiến tranh, năm đầu tiên được ghi nhận sản xuất tại hồ Biwa là năm 1955. Trong năm đó, Bộ Nông nghiệp – Lâm nghiệp và Thủy sản Nhật Bản đã báo cáo 0,1 tấn ngọc trai nuôi nước ngọt. Con số này tăng lên từ 6 tấn đến 7 tấn trong thập niên 1970. Chúng được xuất khẩu chủ yếu đến Trung Đông và Ấn Độ. Trang trại ở hồ Biwa đã sản xuất thành công các hình dạng khác nhau như “rồng”, hình chữ thập, tam giác, gậy dài, hoặc ba, ngoài các hình tròn hoặc baroque thông thường.

Biwa pearls
These Biwa pearls show a good luster and unusual color and shape. The Hyriopsis schlegelii mollusk was used to culture non-nucleated freshwater cultured pearls in Lake Biwa since 1935. Photo by Satoshi Furuya.

Ngoài ra, những viên ngọc lớn có đường kính trên 10 mm được nuôi cấy với số lượng rất hạn chế. Các màu sắc như hồng, tím, cam, nâu và xanh dương  đã được tạo bằng cách ghép mô. 

Trong thập niên 1970, nuôi cấy ngọc trai nước ngọt “không nhân” bắt đầu dọc theo sông Chang Jiang ở miền Trung Trung Quốc. Nơi có môi trường thiên nhiên thuận lợi và nguồn tài nguyên nước ngọt dồi dào. Khoảng 13 tấn đã được xuất khẩu sang Nhật Bản vào năm 1980. Con số này vượt quá tổng trị giá kim ngạch ngọc trai được sản xuất tại Nhật Bản (khoảng 7 tấn mỗi năm). Khối lượng sản xuất hàng năm của Trung Quốc đã tăng lên hàng năm, theo báo cáo vượt 1000 tấn.

Trong khi đó, nuôi cấy ngọc trai tại hồ Biwa đã đi vào suy giảm. Tài nguyên thiên nhiên của loài trai tạo ngọc đã bị khai thác quá mức. Dẫn đến chúng bị cạn kiệt và không có nguồn cung cấp ổn định kể từ khoảng năm 1982. Kỹ thuật sản xuất hàu nhân tạo “artificial seed oyster” được phát triển vào năm 1975. Nhưng việc lai giống, ô nhiễm nước và thay đổi hệ sinh thái là nguyên nhân của sự phát triển kém của kỹ thuật “hàu nhân tạo” này.

Nuôi cấy ngọc trai Kasumigaura Freshwater Cultured Pearls

Kazuhisa Yanase bắt đầu công việc tiên phong để nuôi dưỡng ngọc trai nước ngọt có nhân 10 mm tại Kasumigaura năm 1946. Ông đích thân kiểm tra nước, nuôi dưỡng trai và tiến hành nhiều nghiên cứu khác nhau. Năm 1962, hoạt động canh tác ngọc trai ở hồ Biwa bị suy giảm.

Freshwater cultured pearls from Kasumigaura Lake in Japan.
Freshwater cultured pearls from Kasumigaura Lake in Japan. @Kojimapearl

10 trang trại ngọc trai nhỏ chuyển đến hồ Kasumigaura. Họ bắt đầu nuôi cấy ngọc trai nước ngọt “không nhân” (gọi là ngọc trai Kasumigaura keshi). Sản lượng hàng năm tăng từ vài trăm kg trong thập niên 1970, lên hơn 750 kg vào những năm 1980.

Cũng vào năm 1962, một số nông dân trồng ngọc trai đã thử nghiệm sản xuất ngọc trai lớn hơn 10 mm. Nhằm cạnh tranh với ngọc trai Biển South Sea Pearl. Và cũng để cạnh tranh với ngọc trai nước ngọt Trung Quốc sản xuất hàng loạt từ cuối những năm 1960. Sản lượng ban đầu chỉ là vài chục gram mỗi năm.

Để giảm thiểu rủi ro thiệt hại môi trường cho trai, các trang trại được đặt tại các cửa sông Shintone, Sonobe và Onogawa, đổ vào hồ Kasumigaura. Nuôi cấy ngọc trai “không nhân” ở hồ Kasumigaura chấm dứt vào cuối những năm 1980. Họ chuyển sang nuôi ngọc “cấy nhân” vào năm 1991. Từ năm đó đến năm 2013, sản lượng ngọc trai Kasumigaura trung bình hàng năm là 40-50 kg. Từ năm 2013, sản lượng đã giảm, với sản lượng hàng năm dưới 40 kg.

Kasumiga freshwater pearl farms
From the 1970s into the 1990s, more than 10 farms cultured the Kasumiga freshwater pearls at the estuaries of the Onogawa, Sonobe, and Shintone Rivers, which empty into Lake Kasumigaura.
Toda Pearl farm at the Onogawa River, as seen in 1980 (left) and 2018 (right). Photos by Ryuichi Toda (left) and Ahmadjan Abduriyim (right).

Độ dày xà cừ của ngọc trai đã được nuôi cấy trong thời gian dài (3,5-4 năm) đạt tới 3 mm. Dày hơn nhiều so với xà cừ của ngọc trai nuôi cấy Akoya. Kích cỡ của ngọc trai Kasumigaura thường dao động từ 11 đến 15 mm.

Một trong những đặc điểm đặc trưng của ngọc trai Kasumigaura Freshwater Pearls được tạo ra bởi nhuyễn thể lai là màu sắc của chúng. Sự đa dạng về màu sắc cơ thể bao gồm màu trắng, hồng, tím, vàng, tím đỏ, cam và nâu với ánh kim thường được gọi là “cầu vồng”.

Ngọc trai màu hồng và màu tím có giá cao hơn. Ở Mỹ và Châu Âu, ngọc trai Kasumigaura Freshwater Pearls được đánh giá cao về độ bóng, nhiều màu sắc và kích cỡ, và luôn khan hiếm nguồn cung.

Japan Kasumi pearls
Japan Kasumi pearls. @Kojimapearl

Thật không may, chỉ có một vài trang trại ngọc trai đang hoạt động tại Hồ Kasumigaura. Những người nông dân nuôi ngọc trai ở đó dường như không có người kế vị nào. Những viên ngọc Kasumigaura là niềm tự hào của Nhật Bản. Nên họ đang trông chờ sự hỗ trợ từ chính phủ để phát triển mạnh, cùng với các biện pháp bảo vệ môi trường.

Quy trình nuôi cấy ngọc trai Freshwater cultured pearls hồ Kasumigaura Nhật Bản

At Lake Kasumigaura
At Lake Kasumigaura, mollusk larvae are grown in specially constructed pools for two years to protect them from disease. Photo by Ahmadjan Abduriyim.
A piece of tissue
A piece of tissue, measuring about 4 × 4 mm, is cut from the outer part of the mantle lobe of a one-year-old Hyriopsis hybrid donor mollusk to produce pink-colored pearls. Photo by Yosuke Sasaki.
The bead nucleus is drilled
The bead nucleus is drilled. A metal pin is pushed through the hole and a mantle “piece” is placed on the end to maintain a close contact between the piece and nucleus during the insertion process. Photo by Yosuke Sasaki.
two to four shells are placed into two layered cage nets and suspended in the water at 70 cm to 1 meter depths.
During cultivation, two to four shells are placed into two-layered cage nets and suspended in the water at 70 cm to 1 meter depths. Photo by Ahmadjan Abduriyim.
Representative Kasumiga pearls
Representative Kasumiga pearls from this study show a color range of cream, light yellow, pink, purple, orange, and golden with orient, in sizes ranging from 9.5 to 19.6 mm and with round and baroque shapes. They were produced after a culturing period of two to four years. Photos by Tetsuya Chikayama.
Three shells from Lake Kasumigaura
Three shells from Lake Kasumigaura were sliced for chemical composition analysis. The variable color and luster of the mother-of-pearl strongly influence the color of the pearl during cultivation. Photo by Ahmadjan Abduriyim.

Nguồn:

  1.  Cultured Pearls from Lake Kasumigaura: Production and Gemological Characteristics, GIA
  2. Japan Kasumi Pearls

Gửi phản hồi

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

You cannot copy content of this page

Lên đầu trang